Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Câu chuyện hai Cánh Diều



    Sáng hôm qua, gặp lại người bạn thời sinh viên sau 15 năm xa cách, ngồi nhâm nhi ly café nghe những ca khúc của Trịnh Công Sơn qua giọng hát mượt mà, da diết và sâu lắng của Khánh Ly, rồi hàn huyên tâm sự, nào chuyện công việc, chuyện cuộc sống gia đình, nào chuyện xã hội…. Rồi bạn hỏi mình có còn nhớ chuyện trước kia khi còn là sinh viên năm tư, hai người đã ganh đua nhau để được chọn làm luận án tốt nghiệp, và rồi cuối cùng người bạn được chọn (dù rằng mình cao điểm hơn, có lợi thế hơn). Khi đó, người Thầy giáo rất mực yêu thương mình (người đã giúp mình mọi việc suốt 4 năm học Đại học và cả bây giờ) đã kể cho mình nghe câu chuyện hai Cánh Diều và giải thích vì sao Thầy không chọn mình. Và câu chuyện này đã đi theo mình suốt từ đó đến giờ, và có lẽ sẽ mãi mãi mang theo trong cuộc đời của mình.

LÒNG BAO DUNG



ĐTC Phanxico nô đùa với một em bé
    Tin Mừng Thánh Mat-thêu (5, 38-48) tường thuật Chúa Giêsu dạy rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi. “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

BÀI HỌC GHI KHẮC TRONG TIM (tiếp theo...)



Câu chuyện thứ ba: Bộ quần áo cũ.

     Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh, là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội... ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.
      Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Miền Bắc vào. Tôi nhẹ nhàng:
       - Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
       - Nhưng bố thích mặc bộ này!

BÀI HỌC GHI KHẮC TRONG TIM (tiếp theo...)



         Câu chuyện thứ hai: Bệnh và Lười
         (Viết trong ngày Valentine 14/2/2014)

Cũng như một số bà vợ khác, vợ tôi dạo này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Tôi có la, thì ấp úng trả lời:
- Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.
Vợ tôi chơi chữ ghê, xem mà không xem, biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tôi định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:
- Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.

BÀI HỌC GHI KHẮC TRONG TIM


 Lâu rồi, có người bạn đã chép tặng tôi ba câu chuyện và nói rằng, phải ghi khắc trong tim. Và như một thói quen, thỉnh thoảng tôi đưa ra đọc lại để mà nhớ…. Giờ xin chép lại để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
 
Câu chuyện thứ nhất: Điều nên làm ngay.

Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà:"Trong vòng một tuần, anh/chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh/chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh/chị không nói những lời như vậy.”
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.