Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Mẹ Têrêsa Calcutta



Mẹ Teresa Calcutta


        Mẹ Teresa Calcutta (1910 - 1997) tại Skopje, Macedonia, Yugoslavia (Nam Tư); Mẹ có tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Ðủ 18 tuổi, Mẹ Têrêsa gia nhập Dòng Nữ Vương Ðức Bà Loreto ở Ái Nhỉ Lan (Ireland). Năm 1946, sau khi đã chứng kiến những nạn nhân khốn khổ đầy thương tích và chết chóc, các trẻ em bơ vơ trên đường phố, kết quả của những biến cố nổi loạn giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo, ngày 10/9/1946, trên một chuyến xe lửa đi về Darjeeling để điều trị bệnh lao mới phát, Têrêsa nhận ra được tiếng mời gọi của Chúa thúc dục Mẹ phục vụ cho những người nghèo đói khốn khổ. Mẹ Têresa kể lại:
     "Tôi bắt đầu nhận ra tiếng gọi của Chúa kêu mời tôi săn sóc cho những người bệnh tật và nghèo đói, những kẻ rách rưới và lang thang - thúc dục tôi ban phát tình yêu của Chúa cho các người khốn khổ và bơ vơ. Sự kiện nầy đã mở cửa cho bước đầu phục vụ Bác Ái của đời tôi."

Mùa Vọng - Mùa trông đợi Chúa Giáng Sinh


          Có truyện ngụ ngôn về ba con quỷ được Satan cử xuống học việc ở trần gian. Trước khi chúng đến trần gian để tập sự. Chúng nói với Satan là chúa quỷ về những kế hoạch cám dỗ loài người.
          Con quỉ thứ nhất nói:
          - Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.
          Con quỉ thứ hai nói:
          - Tôi sẽ bảo họ là không có hỏa ngục.
          Satan trả lời :
- Mi sẽ không lừa dối ai được bằng cách đó, ngay đến bây giờ loài người vẫn biết có một hỏa ngục dành cho tội nhân.
          Con quỉ thứ ba nói :
          - Tôi sẽ bảo với loài người đừng có vội vã làm gì.
          Satan đáp :
          - Đi đi, mày sẽ làm hại được vô số loài người bằng cách đó.
          Đúng vậy, ảo tưởng nguy hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng mình còn lắm thời giờ. Cái ngày nguy hiểm nhất trong đời của một người là khi người đó học được chữ ngày mai, và trì hoãn vì không ai biết ngày mai có đến với mình nữa không.
Theo truyền thống của Giáo Hội Công giáo, bước vào tháng 12 (dương lịch) hàng năm là bước vào Mùa Vọng; theo tiếng La tinh là “Adventus, có nghĩa là “mùa trông đợi, mong chờ. Mùa vọng có ý nghĩa là: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô  "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới”.

Sao chỉ lo bồi thường?


Hình minh họa từ Internet

       Mấy ngày gần đây cử tri cả nước đang rất quan tâm và chờ đợi phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đối với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Bởi vì, trong tháng qua, có nhiều vụ án oan sai được lộ ra đang gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long và vụ 8 người bị oan sai trong vụ án trộm tượng Phật ở Bắc Giang là những vụ án điển hình nhất. Nhưng liệu oan sai chỉ xảy ra ở Bắc Giang với những vụ án tiêu biểu đó hay còn nhiều nơi khác và nhiều vụ án khác nữa? Chắc chắn là không, bởi vì còn nhiều vụ án oan khác chưa được làm rõ, nạn nhân và người thân vẫn đang trong hành trình kêu oan đến các cơ quan có thẩm quyền. Một con người bị oan không chỉ họ gánh chịu hậu quả, mà cả gia đình, dòng họ của người bị oan cùng mang nỗi đau vô tận, nỗi nhục nhã không thể rửa được, nếu như không được pháp luật minh oan.

Tiếng oan dậy đất...!!




Ông Nguyễn Thanh Chấn đoàn tụ cùng gia đình.

    Chuyện xưa kể rằng, học trò của Khổng Tử là viên cai ngục tên là Tử Cao, khi còn đương chức đã từng xử chặt chân một người phạm tội. Khi thầy trò Khổng Tử bị vua nước Vệ đuổi bắt, thầy trò phải chạy trốn, thì rất may, được chính người bị xử chặt chân năm xưa cứu giúp và dẫn đi trốn. Cảm động trước tấm lòng nghĩa hiệp, Tử Cao hỏi: “Tôi không thể làm trái pháp luật của Vua nên chặt chân ông, nay sao ông còn giúp tôi đi trốn?”. Người kia đáp: “Tôi bị chặt chân, vì tội của tôi đáng bị như thế. Nhưng khi ngài xét đến việc của tôi, ngài đã xem xét pháp luật dưới mọi khía cạnh. Tôi biết như vậy. Đến khi án đã quyết, tội đã định, ngài buồn bã không vui, điều đó đã lộ rõ ra ngoài nét mặt. Đó là vì lòng nhân từ mà thiên tính phú cho ngài. Tôi mang ơn của ngài là vì thế”.
       Kể chuyện xưa để nhắc đến câu chuyện mà trong những ngày gần đây, dư luận xôn xao về một vụ án oan sai 10 năm của một người nông dân chất phác, không chỉ gây xúc động lòng người mà còn rộ lên những tiếng nói căm giận dành cho những người “cầm cân, nảy mực” nhân danh thực thi pháp luật. Sau hơn 10 năm bị giam giữ để thi hành án tù chung thân về tội giết người, Ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) được tạm đình chỉ thi hành án, khởi đầu cho việc minh oan sau khi nghi phạm gây án ra đầu thú và bị bắt gữ.

Đau cùng nỗi đau với Philippines



Đức Giáo Hoàng Phanxicô

    Siêu bão Haiyan quét ngang qua Philippines với tâm bão ở thành phố Tacloban gây thiệt thật khủng khiếp về người và tài sản cho người dân nước này. Theo lời cảnh sát trưởng khu vực Elmer Soria cho biết tại Tacloban, thủ phủ của tỉnh Leyte cho biết có khoảng 10.000 người bị chết và 4 triệu người - trong đó có 1,8 triệu trẻ em - bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khoảng 70 - 80% khu vực nằm trên đường đi của bão Haiyan ở tỉnh Leyte bị phá hủy (chưa tính ở các thành phố/tỉnh khác), ngoài ra, tổng thống Benigno Aquino cho rằng con số thương vong sẽ còn cao hơn… (vnexpress.net).
      Cùng chia sẻ nỗi đau mất mát khủng khiếp với người dân Philippines, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ra lời kêu gọi cộng đồng Công giáo giúp đỡ người dân Philippines gặp nạn sau siêu bão Haiyan và cầu nguyện cho sự bình an của họ.

Từ vụ án oan của ông Chấn nghĩ về Nelson Mandela


Tổng thống Nelson Mandela

   Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, là Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ 1994 – 1999. Trước khi trở thành Tổng thống, vì hoạt động chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, Mandela bị bắt và bị kết án tù chung thân vào năm 1962.
      Tháng 9/1989, Frederik Willem de Klerk trở thành Tổng thống Nam Phi, Ông đã phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, trả tự do cho những tù nhân da màu. Nhờ vậy Nelson Mandela cũng được trả tự do ngày 11/2/1990, chấm dứt 27 năm lao tù. Suốt 27 năm bị giam cầm và bị ngược đãi, Mandela đã chịu đựng và chiến thắng, kết thúc nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, giải phóng cả trí óc lẫn tâm hồn của chính ông khỏi lòng thù hận và làm rung động cả thế giới. Ba năm sau, Nelson Mandela và Frederik Willem de Klerk chia nhau giải thưởng Nobel Hòa Bình (1993).