Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Từ vụ án oan của ông Chấn nghĩ về Nelson Mandela


Tổng thống Nelson Mandela

   Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, là Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ 1994 – 1999. Trước khi trở thành Tổng thống, vì hoạt động chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, Mandela bị bắt và bị kết án tù chung thân vào năm 1962.
      Tháng 9/1989, Frederik Willem de Klerk trở thành Tổng thống Nam Phi, Ông đã phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, trả tự do cho những tù nhân da màu. Nhờ vậy Nelson Mandela cũng được trả tự do ngày 11/2/1990, chấm dứt 27 năm lao tù. Suốt 27 năm bị giam cầm và bị ngược đãi, Mandela đã chịu đựng và chiến thắng, kết thúc nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, giải phóng cả trí óc lẫn tâm hồn của chính ông khỏi lòng thù hận và làm rung động cả thế giới. Ba năm sau, Nelson Mandela và Frederik Willem de Klerk chia nhau giải thưởng Nobel Hòa Bình (1993).

Tháng 11 - Mùa tưởng nhớ và tri ân



    "Vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho những người đã an nghỉ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc đạo đức và thánh thiện" (2Mcb 12,53-45)

    Người Á Đông chúng ta nói chung và người Việt Nam nói riêng, rất coi trọng chữ hiếu. Nhiều nước còn đưa chữ hiếu lên thành đạo (Đạo Hiếu) để nói về lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn: “Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn”. Vì thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên là bổn phận phải làm đối với thế hệ hậu sinh.
    Người Tây phương, họ không nâng lên thành đạo, những họ không dừng lại ở chữ hiếu, mà còn dành riêng ra hai ngày để nói lên lòng biết ơn đối với bậc sinh thành, đó là ngày của Mẹ - mother’s day (tháng năm) và ngày của cha - father’s day (tháng sáu).
       Đối với Đạo Phật, người ta dành ngày rằm tháng 07 âm lịch là Mùa Vu Lan báo hiếu để nói lên lòng biết ơn Tam Bảo và hiếu nghĩa với mẹ cha.

Suy nghĩ từ câu chuyện của Socrates


“Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mỗi người.” (Cl 4, 6).

“Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em mình là nói xấu và xét đoán Lề Luật… Chỉ có một Đấng ra Lề Luật và xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Anh là ai mà dám xét đoán người thân cận?” (Gc 4, 12).
“Câu đáp dịu dàng khiến cơn giận tiêu tan, lời nói khiêu khích làm nổi cơn thịnh nộ.” (Cn 15,1).
          ..............

Nhà đại hiền triết Socrates (khoảng năm 469 – 399 TCN) sinh ra tại thành phố Athena, Hy Lạp, là một trong những người tạo nên nền tảng triết học Phương Tây. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Socrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.", ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết 1 cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống.

Giá trị của những người mẹ


      Tục ngữ Do Thái có câu: “Thiên Chúa không thể ở mọi nơi, nên Ngài đã tạo dựng những người mẹ” (God could not be everywhere, so He made mothers). Đây là tình cảm lâu dài và tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhờ đảo ngược câu nói mà chúng ta đến gần chân lý hơn: “Thiên Chúa có thể ở mọi nơi và chúng tỏ điều đó bằng cách tạo dựng những người mẹ” (God could be everywhere and proved it by creating mothers). Hình ảnh này phù hợp với nhận xét của tiểu thuyết gia Hoa Kỳ William Makepeace Thackeray, trong cuốn Vanity Fair (Hội chợ Phù phiếm): “Mẹ là danh xưng đối với Thiên Chúa trên những đôi môi và trong những trái tim của những người con bé bỏng”.
      Người mẹ không thể thay thế Thiên Chúa, nhưng hành động như người trung gian chuyển lòng nhân từ của Thiên Chúa sang những người khác. Dĩ nhiên, người ta có thể phản bác rằng người cha cũng làm điều này. Điều này đủ mức thật. Nhưng có điều gì đó trong đặc quyền về cách thức mà người mẹ bộc lộ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo cách mầu nhiệm nào đó, điều đó như thể người mẹ có được vậy, một kinh nghiệm đối diện của Thiên Chúa. Điều này có thể đáng hoan nghênh hơn nếu chúng ta hiểu vai trò của Đức Mẹ là nguyên mẫu tâm linh của mọi người mẹ.

Xử phạt ngoại tình….!!!

Hình chỉ có tính chất minh họa - Từ internet


     Ngày 1/11/2013, Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/9/2013 sẽ có hiệu lực thi hành; với những quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đặc biệt là vấn đề Ngoại Tình – đang “nở rộ” và gây xôn xao trong dư luận hiện nay….
     Ngoại tình là vấn đề thực tế với bất cứ một xã hội nào, tại bất cứ quốc gia hay châu lục nào, và cho dù không được xã hội hay luật pháp thừa nhận, nhưng ngoại tình vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
      Xét về luật pháp, ngoại tình là một hình thức vi phạm pháp luật, gây ra biết bao hệ lụy, như phá vỡ hôn nhân một vợ một chồng, ly hôn ngày càng cao, ghen tuông dẫn đến giết người hay những hành vi vi phạm pháp luật khác… nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội.