Vừa qua, ngày 11/6, Quốc hội công
bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn, với tỷ lệ mức độ tín nhiệm của từng người, đang trở thành đề tài “nóng”
trên các diễn đàn. Tuy nhiên, điều tôi muốn chia sẻ ở đây không phải là ai đạt
bao nhiêu phần trăm tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao, ai nằm trong số tín nhiệm thấp.
Điều tôi muốn chia sẻ đó là Chữ TÍN.
Trong
sách Cổ học tinh hoa có ghi lại câu chuyện như sau:
“Nước Lỗ có một cái đỉnh quí.
Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ cho làm một cái đỉnh giả đem sang. Vua Tề bảo
phải có Chính Tử đem đỉnh sang mới tin. Vua Lỗ cho gọi Chính Tử đến và truyền
mang cái đỉnh giả sang nước Tề.
Chính Tử thắc mắc: “Tại sao
không đưa cái đỉnh thật đi?”.
Vua Lỗ cho biết là ông rất quí
cái đỉnh. Nghe thế Chính Tử liền thưa: “Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, tôi
cũng quí chữ tín của tôi như thế”.
Sau vua Lỗ đành pải đưa cái
đỉnh thật, Chính Tử mới chịu đi.
Như vậy, trong tư tưởng Nho giáo Tín
là một trong “ngũ thường”, cùng với Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí cấu thành nên năm
yếu tố nền tảng của nhân cách người quân tử. Tín nghĩa là niềm tin, là giữ điều
hẹn ước, là sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa, là phải thực hiện đúng cam
kết. Chữ Tín được kết hợp bởi bộ “Nhân” và chữ “Ngôn”, hàm ý rằng lời nói của
người có đức tín phải phù hợp với hành vi, nói sao phải làm vậy để tạo lòng tin
nơi người khác.