Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Buộc ký cam kết khi tiêm văcxin cho trẻ sơ sinh



Tiêm phòng là cách hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ.
Ảnh minh họa
      Tối qua dạo một vòng báo mạng để xem chút tin tức, đọc cái tin Buộc người nhà ký cam kết trước khi tiêm văcxin trẻ sơ sinh trên trang vnexpress.net (thứ ba, 30/7/2013) mà giật mình ngẩn ngơ (dạo này hay giật mình lắm các Bác ạ…..). Chuyện là sau khi vợ sinh bé trai 3,5 kg mới 3 ngày tại Bệnh viện Phụ sản Mêkông, anh Hùng ở quận Phú Nhuận, TP HCM, được bệnh viện yêu cầu phải ký giấy cam kết tiêm phòng văcxin viêm gan B cho con.
       Sau khi y tá tư vấn về những lợi ích và tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm văcxin cho con, anh Hùng được yêu cầu ký "Giấy đăng ký tự nguyện tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh". Giấy này có nội dung "Sau khi nghe nhân viên y tế giải thích về lợi ích và tác dụng phụ có thể có sau chủng ngừa viêm gan siêu vi B, tôi đồng ý chích ngừa... Gia đình chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này". Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo sợ.
      Cũng theo vnexpress.net, trước thắc mắc của nhiều người nhà sản phụ, bác sĩ CK.II Lê Thị Hoàng Yến, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Mêkông TP HCM cho biết, theo quy định của bệnh viện, tất cả trẻ sơ sinh chích ngừa đều phải có sự đồng ý cam kết của người nhà, và quy định này đã thực hiện cách đây đã nhiều năm.

Chút suy tư.....



    Có một câu chuyện kể rằng:
    Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ di chúc để lại, bà kể tên tất cả mọi người thân thuộc xa gần sẽ được hưởng gia tài của bà để lại. Tuyệt nhiên, bà không hề đả động đến cô con gái duy nhất của bà luôn trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô con gái là một cây thánh giá được bọc thạch cao.
     Cô con gái nhận lấy món quà nhưng lòng đầy cay đắng và buồn phiền. Cô nghĩ: Mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được một món quà không ra gì. Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy những giọt nước mắt cay đắng, cô đã kéo cây thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ toang và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ bọc thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh……
      Qua câu chuyện này, chúng ta có thể ngẫm ra rằng, có những món quà giá trị được trao tặng cho nhau. Những món quà lan tỏa sự ấm áp đến cho người nhận. Sự ấm áp ấy không phải xuất phát từ chất liệu tạo nên đồ vật ấy mà xuất phát từ chính trái tim của người trao tặng. Bà mẹ đã cho cô gái một thứ còn giá trị hơn vàng, đó là tình yêu của người mẹ. Tình yêu của mẹ có thể được tìm thấy và cất giữ ở những nơi đặc biệt. Nhưng không, cô gái đã không nhận ra điều đó, vì lòng ích kỷ, cô chỉ nghĩa đến gia sản, tiền bạc chứ không nghĩ đến tình yêu thương của người mẹ dành cho cô.

Ngẫm từ một vụ việc đau lòng...


Người nhà trẻ sơ sinh tử vong ở BV Hướng Hóa ngày 20/7

       Ngày 20/7/2013 vừa qua, tại bệnh viện huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, có 3 trẻ sơ sinh sau khi được tiêm vắc xin chủng ngừa viêm gan B đã bất ngờ tử vong. Một ngày sau, tại Bình Thuận cũng diễn ra một trường hợp tương tự. Người dân bàng hoàng xôn xao, bức xúc và gây hoang mang trong dư luận, vì đây là vụ việc đau lòng nhất từ trước đến nay. Nhưng đến hôm nay nhân dân vẫn chưa biết nguyên nhân cái cết của 3 em bé sơ sinh là vì đâu… Lúc thì bảo “sốc do phản vệ”, lúc lại bảo “sốc do phản vệ chưa rõ nguyên nhân và đang tìm các nguyên nhân khác”.
       Cũng từ đầu năm tới giờ, đã có 9 đứa trẻ tử vong vì tiêm phòng vắc xin, nhưng đến nay, người dân vẫn không biết nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai… Người dân cũng chưa từng thấy Bộ trưởng lên tiếng xin lỗi người dân một lần, nhận lấy trách nhiệm về mình nửa lần…
       Tôi cũng định không viết về vụ việc này, nhưng hôm qua đọc báo thấy thông tin Tổng thống Hàn Quốc Bà Park Geun-Hye đích thân gửi thư chia buồn và xin lỗi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhân dân Trung Quốc, dù không phải lỗi của Bà trong vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Asiana Airlines. Và rồi, bị báo chí truy nóng quá nên Bà Bộ trưởng Y tế lại có phát ngôn gây sửng sốt nên tôi quyết định viết ra những suy tư, trăn trở của một người dân qua sự việc đau lòng này.

HAI HẠT LÚA....



     Đây là chuyện tôi nghe: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
     Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
     “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
     Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
      Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
       …………….
      Trước hết ta có thể cảm nhận rằng: Hạt lúa thứ nhất là hình ảnh của lòng ích kỷ. Hạt lúa thứ hai là hình ảnh cho lòng vị tha.
      Với cảm nhận của tôi theo quan điểm của Phật giáo, con người sinh ra cõi đời này, đều bình đẳng thể tánh (Phật tính): “Nhân chi sơ tánh bổn thiện.” Có nghĩa là con người khi mới sinh ra không có bản tánh xấu xa, tính vốn thiện. Tâm thiện nghĩa là bản thể tâm thanh tịnh trong sáng, không nhiễm phiền não.

Đã biết vô thường….



Ns Trịnh Công Sơn
      Sang nay ngồi nhâm nhi café cùng với người bạn, để tìm chút yên tĩnh cho lòng lắng lại. Trong không gian trầm lắng của quán, chúng tôi lặng người suy tư khi nghe ca sỹ Hồng Nhung hát ca khúc “Đóa hoa vô thường” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Tôi rất thích nghe nhạc Trịnh, tôi không thể nhớ được là mình yêu nhạc Trịnh từ lúc nào, và thường hay đến quán café này để nghe. Ca khúc “Đóa hoa vô thường” là một trong những ca khúc tôi thích nhất.
“Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
………
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường ... “
(Đóa hoa vô thường)
       Bất giác người bạn hỏi tôi rằng, tại sao trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn lại có nhiều ca từ về “Chết” như thế. Tôi nghĩ rằng, với Trịnh Công Sơn “Sinh, lão, bệnh, tử” cũng chỉ là “vô thường” đến và đi của một kiếp người, nên từ “chết” luôn đi vào lời ca của Trịnh. Với “Đóa hoa vô thường” Trịnh Công Sơn kể về một tình sử triết lý của chữ “Ái” và “Tâm”. Tình do tâm ta mà sinh, có khi tình mất mà tâm còn động vọng, đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi, kết thúc một đời rong chơi. Trịnh Công Sơn xem cuộc sống này như “vô thường”, vì thế từ “chết” xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc của ông: