Đây
là chuyện tôi nghe: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau
vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một
hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm:
“Dại
gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong
đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một
nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào
đó.
Còn
hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự
sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời
gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nó chết
dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân
nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt
lúa mới...
…………….
Trước hết ta có thể cảm nhận rằng: Hạt lúa thứ nhất là
hình ảnh của lòng ích kỷ. Hạt lúa
thứ hai là hình ảnh cho lòng vị tha.
Với cảm nhận của tôi theo quan điểm của Phật giáo, con
người sinh ra cõi đời này, đều bình đẳng thể tánh (Phật tính): “Nhân chi sơ tánh bổn thiện.” Có nghĩa
là con người khi mới sinh ra không có bản tánh xấu xa, tính vốn thiện. Tâm
thiện nghĩa là bản thể tâm thanh tịnh trong sáng, không nhiễm phiền não.