Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Khoảng lặng trong tâm hồn



    "Hãy dừng lại trong thinh lặng và chúng con sẽ nhận biết Ta là Thiên Chúa" ( TV 46,11).

     Đã khá lâu rồi, tôi được đọc một câu chuyện rất thú vị, chuyện kể rằng:
     Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.
     Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.
      Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.
     Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ: "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành". Ông dẫn cậu bé trở lại trong kho. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".
     Cậu bé đáp: "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".

Tản mạn



       Người đời chúng ta thường quan niệm theo giáo lý Phật giáo rằng, cuộc đời con người thường phải đi qua bốn giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Có sinh thì có diệt, không có cái gì vĩnh viễn trên đời này. Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, rơi rụng vào mùa đông, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
       Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường... Ðời người cùng vậy - là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được...  Chính vì vậy, người xưa đã đặt một dấu hỏi: ”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử (người ta xưa nay ai mà không chết) hay như người Phương tây có cấu: Life is too short (cuộc đời quá ngắn). Biết bao đế quốc hùng mạnh, biết bao vĩ nhân lừng danh, biết bao anh hùng cái thế đã qua đi, có chăng chỉ còn lại trong sử sách. Đó là căn nguyên của lẽ vô thường.

Trung thu trong ký ức tuổi thơ



      Ai cũng đã từng đi qua một tuổi thơ, bạn và tôi cũng vậy, như bao bạn bè cùng trang lứa ở vùng thôn quê, với tôi tuổi thơ thật êm đềm nơi thôn quê thanh bình ngạt ngào hương lúa. Tuổi thơ tôi là những ngày mót lúa, mót khoai lang trên cánh đồng hợp tác xã, hay những lần theo bạn đi bắt con cá thòi lòi ướp muối mắm hay phơi khô cho những bữa cơm cả tuần không đi chợ của mẹ. Và những chiều hè theo bạn đi chăn trâu, cả lũ thả diều sáo, bắt cào cào hay thi nhau làm toán trên lưng trâu…...
       Nhưng nhìn lại, tôi vẫn còn hạnh phúc hơn những bạn bè khác với tuổi thơ đầy bất hạnh. Đó là có những tuổi thơ không được nép mình trong lòng mẹ, không được nhận quà từ tay cha và không được sống trong tình yêu thương của anh chị - nỗi bất hạnh vì mồ côi, cha mẹ mất sớm, nỗi bất hạnh vì không biết cha là ai, nỗi bất hạnh vì có cha có mẹ mà cha mẹ chia tay nhau….. Để rồi, giờ trưởng thành, mỗi khi gặp mặt nhau, đứa nào cũng đỏ hoe mắt, nước mắt lăn dài với những kỷ niệm thời ấu thơ.

Tu sỹ dạy mãnh thú



     Chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp xem bộ phim Tây Du Ký; khi Tôn Ngộ Không phơi sách kinh cho khô, lỡ tay làm rách một trang. Đường Tăng tỏ vẻ đau khổ, vì bộ kinh không còn được hoàn toàn đẹp đẽ như lúc đầu. Tôn Ngộ Không nói :”Thầy coi, trên đời này, có gì là hoàn toàn đâu? cái gì mà chả có khuyết điểm” ?
     Người đời thường nói :”Nhân vô thập toàn” và dùng câu tục ngữ này mà nói về thân phận con người trong cuộc sống trần gian này.
      Hay như Triết gia Lénine nói một cách dí dỏm về chân lý ấy :”Chỉ có hai hạng người sau đây không có lỗi lầm: những  người còn trong bụng mẹ - chưa sinh ra và những người đã bỏ vào quan tài chờ ngày mang đi chôn”.
      Như vậy, trên đời này, không có gì là hoàn toàn cả, cũng không có ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười.
      Tôi nhớ trong tác phẩm: Chí khí người thanh niên, Giám mục Tihamér Tóth kể câu chuyện: 
      Một buổi chiều, Bề trên nhà dòng kia hỏi một tu sĩ :
      - Hôm nay con đã làm gì ?

Đánh đổi...



      Trong một lần ngồi trò chuyện với một Thầy tu, từ những câu chuyện bức xúc của ngành y, giáo dục, đến vụ “lương khủng” của các “Sếp” ở các công ty công ích của Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh…. rồi đến chuyện tu hành của nhà đạo….
     Tôi nói rằng: Chúa Giêsu cũng phải đánh đổi khi đổ máu hồng trên Thập giá vì tình yêu thương vô hạn dành cho loài người.
      Vị sư thầy ngạc nhiên: Đánh đổi ư? ….. có vẻ trần tục quá không?
      Vâng! Cũng có thể, nhưng dù đời hay đạo, có gì mà không phải đánh đổi đâu! Những vị tu hành sống trọn cuộc đời trong giới luật để tu hành, tức là đã đánh đổi thú vui phạm tục để tìm thấy hạnh phúc trong tâm hồn, trong tâm linh; còn những kẻ đắm say trong thú vui nhục dục trần gian là đánh đổi thời gian, tiền bạc, sức khỏe và có khi cả nhân phẩm, danh dự…. (như mấy vị “Sếp” ở các công ty công ích ở TP HCM)…. Bởi luật công bình ở đời, luật nhân quả, làm sao lấy đi cái này mà không phải đem cái khác trả lại.