Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Cuối năm ngồi tính sổ đời



Những ngày cuối năm thường là dịp để người ta quyết toán sổ sách chi thu, nhìn lại một năm qua và đưa ra phương sách cho năm tới. Như nhà kinh doanh tính sổ cuối năm, tôi cũng ngồi tính sổ đời tôi để khỏi thua lỗ trước mặt Chúa và anh chị em mình. Tôi sống như thế nào với Chúa? Tương quan của tôi đối với anh chị em xung quanh? Tôi đã thu hái được gì trong năm qua? Tiến hay lùi về mặt tri thức cũng như đạo đức? Tôi đã dùng thời giờ, ân sủng, tài năng, tiền bạc, vật chất mà Chúa tặng ban như thế nào? Sinh lợi hay là không?
Dừng lại một vài giây phút để kiểm điểm đời mình trong năm qua, quả thực, số vốn mà tôi lãnh nhận rất lớn, nhưng lắm khi lại sử dụng không đúng và chưa phát huy được vốn lẫn lời và thậm chí còn đem chôn giấu những nén bạc mà Ông Chủ trao ban. Trầm lắng mà suy xét thì đời mình sống vô ơn và bất xứng nhiều quá…
Sự đời là thế, chẳng ai mà không biết, nếu chỉ để viết ra thì vài cái Tết cũng chẳng hết. Điều quan trọng là tôi đã lãnh nhận và trao ban như thế nào? Tôi có thực sự muốn mình là người thợ tín trung của Ông Chủ? Nhìn lại một năm là điều cần thiết nếu tôi muốn khởi sự một năm mới tốt đẹp.

LỊCH SỬ NGÀY LỄ NOEL



Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh hay là lễ  Nô-el (nói tắt của từ Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời. Đó là ngày Chúa Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 SCN.
Nguyên thủy, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, đó là ngày Ngô hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.

Đường dây nóng...



Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả ở những góc khuất nơi quán café, mọi người đều bàn tán nhiều về những “đường dây nóng” của Bộ y tế. Thông qua báo chí, người dân được biết, theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế, hơn 1.140 bệnh viện trên khắp cả nước phải thiết lập 1.140 đường dây nóng, và cũng chừng đó số điện thoại nóng của Giám đốc bệnh viện, 63 số điện thoại nóng của Giám đốc các Sở y tế ở các tỉnh, thành và 01 đường dây nóng ở Bộ y tế.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chung quy vào một vấn đề duy nhất, đó là: Hiệu quả của những đường dây nóng, số điện thoại nóng này là gì? Chúng có làm cho các bệnh nhân khi đến khám bệnh tại các bệnh viện công được đối xử tốt hơn hay không? Câu trả lời còn đang ở phía trước! Hãy chờ xem!

XỨ NGHỆ VÀ NGƯỜI NHẬT



Nhật Bản là nước văn minh
Truyền thống dân tộc kết tinh ngàn đời
Cho đoàn đi khắp muôn nơi
"Tìm hiểu nguồn gốc" của người Nhật xưa.
Một lần, không rõ bao giờ
Có "đoàn nghiên cứu" mang cờ Nhật sang
Đi chuyến tàu chợ Bắc - Nam
Mỗi nơi tàu đỗ là đoàn đều ghi...

TÂM...



       Đây là câu chuyện tôi đã được một vị Hòa thượng kể cho nghe, chuyện rằng:
        Có một vị khách trông bề ngoài bảnh bao, quý phái, dáng của một ông chủ đến viếng thăm chùa. Trong lúc được Hòa thượng mời uống trà và đàm đạo, vị khách hỏi:
         - Thưa Hòa thượng, con thường nghe nhắc câu “Vạn pháp duy tâm tạo”, nhưng con không hiểu ý nghĩa của câu này là gì, kính mong Thầy từ bi giảng giải cho.
          Hòa thượng mỉm cười:
        - Câu này tùy duyên, tùy đối tưởng mà giảng giải để họ ngộ ra chân lý….
        Vị khách băn khoăn nói:
        Suốt đời con chỉ lo kinh doanh, kiếm tiền, chẳng rảnh rang để tìm học giáo lý, nghiên cứu kinh sách, xin Thầy giải thích đơn giản cho con dễ hiểu.