Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

XỨ NGHỆ VÀ NGƯỜI NHẬT



Nhật Bản là nước văn minh
Truyền thống dân tộc kết tinh ngàn đời
Cho đoàn đi khắp muôn nơi
"Tìm hiểu nguồn gốc" của người Nhật xưa.
Một lần, không rõ bao giờ
Có "đoàn nghiên cứu" mang cờ Nhật sang
Đi chuyến tàu chợ Bắc - Nam
Mỗi nơi tàu đỗ là đoàn đều ghi...

TÂM...



       Đây là câu chuyện tôi đã được một vị Hòa thượng kể cho nghe, chuyện rằng:
        Có một vị khách trông bề ngoài bảnh bao, quý phái, dáng của một ông chủ đến viếng thăm chùa. Trong lúc được Hòa thượng mời uống trà và đàm đạo, vị khách hỏi:
         - Thưa Hòa thượng, con thường nghe nhắc câu “Vạn pháp duy tâm tạo”, nhưng con không hiểu ý nghĩa của câu này là gì, kính mong Thầy từ bi giảng giải cho.
          Hòa thượng mỉm cười:
        - Câu này tùy duyên, tùy đối tưởng mà giảng giải để họ ngộ ra chân lý….
        Vị khách băn khoăn nói:
        Suốt đời con chỉ lo kinh doanh, kiếm tiền, chẳng rảnh rang để tìm học giáo lý, nghiên cứu kinh sách, xin Thầy giải thích đơn giản cho con dễ hiểu.

Mẹ Têrêsa Calcutta



Mẹ Teresa Calcutta


        Mẹ Teresa Calcutta (1910 - 1997) tại Skopje, Macedonia, Yugoslavia (Nam Tư); Mẹ có tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Ðủ 18 tuổi, Mẹ Têrêsa gia nhập Dòng Nữ Vương Ðức Bà Loreto ở Ái Nhỉ Lan (Ireland). Năm 1946, sau khi đã chứng kiến những nạn nhân khốn khổ đầy thương tích và chết chóc, các trẻ em bơ vơ trên đường phố, kết quả của những biến cố nổi loạn giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo, ngày 10/9/1946, trên một chuyến xe lửa đi về Darjeeling để điều trị bệnh lao mới phát, Têrêsa nhận ra được tiếng mời gọi của Chúa thúc dục Mẹ phục vụ cho những người nghèo đói khốn khổ. Mẹ Têresa kể lại:
     "Tôi bắt đầu nhận ra tiếng gọi của Chúa kêu mời tôi săn sóc cho những người bệnh tật và nghèo đói, những kẻ rách rưới và lang thang - thúc dục tôi ban phát tình yêu của Chúa cho các người khốn khổ và bơ vơ. Sự kiện nầy đã mở cửa cho bước đầu phục vụ Bác Ái của đời tôi."

Mùa Vọng - Mùa trông đợi Chúa Giáng Sinh


          Có truyện ngụ ngôn về ba con quỷ được Satan cử xuống học việc ở trần gian. Trước khi chúng đến trần gian để tập sự. Chúng nói với Satan là chúa quỷ về những kế hoạch cám dỗ loài người.
          Con quỉ thứ nhất nói:
          - Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.
          Con quỉ thứ hai nói:
          - Tôi sẽ bảo họ là không có hỏa ngục.
          Satan trả lời :
- Mi sẽ không lừa dối ai được bằng cách đó, ngay đến bây giờ loài người vẫn biết có một hỏa ngục dành cho tội nhân.
          Con quỉ thứ ba nói :
          - Tôi sẽ bảo với loài người đừng có vội vã làm gì.
          Satan đáp :
          - Đi đi, mày sẽ làm hại được vô số loài người bằng cách đó.
          Đúng vậy, ảo tưởng nguy hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng mình còn lắm thời giờ. Cái ngày nguy hiểm nhất trong đời của một người là khi người đó học được chữ ngày mai, và trì hoãn vì không ai biết ngày mai có đến với mình nữa không.
Theo truyền thống của Giáo Hội Công giáo, bước vào tháng 12 (dương lịch) hàng năm là bước vào Mùa Vọng; theo tiếng La tinh là “Adventus, có nghĩa là “mùa trông đợi, mong chờ. Mùa vọng có ý nghĩa là: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô  "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới”.

Sao chỉ lo bồi thường?


Hình minh họa từ Internet

       Mấy ngày gần đây cử tri cả nước đang rất quan tâm và chờ đợi phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đối với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Bởi vì, trong tháng qua, có nhiều vụ án oan sai được lộ ra đang gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long và vụ 8 người bị oan sai trong vụ án trộm tượng Phật ở Bắc Giang là những vụ án điển hình nhất. Nhưng liệu oan sai chỉ xảy ra ở Bắc Giang với những vụ án tiêu biểu đó hay còn nhiều nơi khác và nhiều vụ án khác nữa? Chắc chắn là không, bởi vì còn nhiều vụ án oan khác chưa được làm rõ, nạn nhân và người thân vẫn đang trong hành trình kêu oan đến các cơ quan có thẩm quyền. Một con người bị oan không chỉ họ gánh chịu hậu quả, mà cả gia đình, dòng họ của người bị oan cùng mang nỗi đau vô tận, nỗi nhục nhã không thể rửa được, nếu như không được pháp luật minh oan.