Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Chữ An trong gia đình



   Trong một lần tôi trò chuyện với một vị sư Thầy, câu chuyện xung quanh vấn đề ly hôn hiện nay ngày càng nhiều, nhất là trong những gia đình trẻ, gia đình có học thức….. Tôi có hỏi sư Thầy, nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do đâu, Thầy trả lời rằng, đó là do bất an trong gia đình, hay nói cách khác là trong đời sống gia đình thiếu đi Chữ AN. Sau buổi trò chuyện, tôi suy ngẫm mãi về chữ An trong gia đình và nhận ra rằng:
     Bất luận sống trong hay ngoài tôn giáo, trong bất cứ nước nào, ở đâu, ở chức vụ gì, độ tuổi nào, trình độ ra sao, con người luôn mong ước đời mình, gia đình mình được an bình.
    Thế nhưng, những thứ an bình mà con người tìm kiếm nơi trần gian, đó chỉ là an bình tạm thời và tương đối. Rất nhiều người lầm tưởng rằng cứ có đầy đủ các phương tiện vật chất, nắm giữ nhiều tài sản, thì có bình an. Thực tế cho thấy chẳng đúng.

VẾT NỨT....




Hình minh họa từ Internet
  Tôi được nghe kể một câu chuyện rằng:

      “Ngày xưa, có người tiều phu dùng hai cái chậu lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái chậu bị nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về thì chỉ còn một nửa.Cái chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn cái chậu nứt luôn bị cắn rứt và xấu hổ vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ cái chậu nứt nói với người chủ rằng:
        - Tôi thật xấu hổ về mình vì không hoàn thành được trách nhiệm của mình. Tôi muốn xin lỗi ông!
       - Ngươi xấu hổ về chuyện gì? Người chủ hỏi lại.
       - Cái chậu nứt thưa: Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.
      - Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.
       Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa khoe màu sắc rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn một nửa nước nên lại ray rứt:
       - Tôi xin lỗi ông…
      - Người chủ ôn tồn bảo rằng: Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.

Hãy buông tay khi cần....




  Tôi được nghe một câu chuyện kế rằng:

    Một đứa trẻ đang chơi cạnh một cái bình quý.
     Nó thò tay vào bình và không thể rút ra được. 
     Bố nó và mọi người đến giúp, nhưng vô ích. 
      Họ đã nghĩ đến việc phải đập cái bình đi. 
     Ông bố nói, “Con trai, hãy cố nốt lần này. Thả lỏng và duỗi thẳng các ngón tay như bố đây này, rồi rút tay ra.”
     Trước sự ngạc nhiên của bố, thằng bé kêu lên, “Không được bố ơi. Con không thể làm như thế được, nếu thế con sẽ làm rơi đồng xu của con mất.”
     Có thể bạn sẽ cười, nhưng, hàng nghìn người trong chúng ta cũng giống cậu bé đó, cứ cố nắm giữ thứ gì đó vô nghĩa dù phải hi sinh những điều quý giá, thậm chí cả sự tự do, nhân phẩm, danh dự và cả hạnh hạnh phúc! Vì thế, cái gì không thể níu giữ thì “hãy buông nó ra”, tôi thực lòng khuyên bạn điều đó.
      Nhiều người trong chúng ta có khi tốn cả cuộc đời để loay hoay trong những cái khuôn phép ràng buộc tai hại hoặc những cái không quan trọng để rồi bỏ qua những điều thực sự quan trọng. Không nói về những chuyện to tát trong cuộc đời mà ngay cả trong việc giải quyết một công việc cũng vậy.
     Biết từ bỏ, biết hy sinh những điều nhỏ nhặt không cần thiết, không quan trọng để tập trung thời gian, công sức, trí tuệ và cả niềm đam mê vào những điều cần thiết, những điều quan trọng là một trong những bí quyết để thành công.


Quyền nuôi con sau ly hôn


Hình minh họa từ Internet

   Khi ly hôn một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường xuyên tranh chấp là giành quyền nuôi con. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có những điều khoản cụ thể quy định về quyền nuôi con của người vợ hoặc người chồng sau khi ly hôn. Trên thực tế, các vụ án ly hôn thì tranh chấp quyền nuôi con luôn căng thẳng, đôi khi ‘quyết liệt’ hơn tranh giành tài sản. Lúc đó, các đương sự thường nhờ cậy đến luật sư là những chuyên gia pháp luật – tư vấn hoặc “tranh giành” quyền nuôi con cho mình.
       Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

TÌNH BẠN



Ảnh minh họa từ Internet
    Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy thật buồn và muốn khóc..
     Hãy gọi cho tôi!
    Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười, nhưng biết đâu tôi sẽ khóc cùng bạn!

    Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy vô cùng đơn độc..
      Hãy gọi cho tôi!
     Tôi sẽ đến bên bạn, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng tôi muốn bạn biết rằng luôn có tôi bên cạnh.

        Nếu một ngày nào đó, bạn phân vân trước những quyết định của mình.
       Hãy gọi cho tôi!
      Tôi sẽ không quyết định thay bạn, nhưng có thể giúp bạn vững tâm hơn trước sự chọn lựa của mình.

        Nếu một ngày nào đó, bạn gặp thất bại trong công việc.
        Hãy gọi cho tôi!
       Tôi sẽ không đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy một cánh cửa khác của sự thành công.