Đây là một câu chuyện có thật về sự hy sinh
của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản. Sau khi trận động
đất đã qua đi, khi các nhân viên cứu hộ đến thu dọn ngôi nhà của một người phụ
nữ trẻ, họ nhìn thấy thân thể cô ấy qua các vết nứt. Nhưng cách tạo hình cơ thể
của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện, cơ thể
nghiêng về phía trước, và có một vật gì đó được hai tay của cô đỡ lấy. Ngôi nhà
bị sụp và đổ ập lên lưng và đầu cô.
Người đội trưởng đội cứu hộ đã rất khó khăn
khi luồn tay mình qua khoảng cách hẹp trên tường để chạm tới cơ thể của người
phụ nữ. Anh ấy đã hy vọng rằng người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Nhưng, cơ
thể lạnh và cứng của cô nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn đã qua đời.
Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm tại những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng dường như bị một lực hút kéo trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết. Một lần nữa, anh quỳ xuống, và lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút không gian dưới cơ thể đã chết. Rồi đột nhiên, anh hét lên đầy phấn chấn: “Một đứa bé!!! Có một đứa bé!”.
Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm tại những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng dường như bị một lực hút kéo trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết. Một lần nữa, anh quỳ xuống, và lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút không gian dưới cơ thể đã chết. Rồi đột nhiên, anh hét lên đầy phấn chấn: “Một đứa bé!!! Có một đứa bé!”.
Cả đội cùng nhau cẩn thận bỏ từng cái cọc
trong đống đổ nát xung quanh xác người phụ nữ. Có một bé trai 3 tháng tuổi được
bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ. Người phụ nữ rõ ràng đã
thực hiện một hành động hy sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà
của cô rơi xuống, cô đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai
mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội cứu hộ nhấc bé lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ cậu
bé. Sau khi ông mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên
trong. Có một tin nhắn văn bản trên màn hình, nói rằng, “Nếu con có thể sống
sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”...
Chiếc điện thoại này đã đi từ bàn tay này
đến bàn tay khác và qua bàn tay khác... Tất cả những người đọc tin nhắn đều đã
khóc. “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng... mẹ rất yêu con...”.
Tháng 11 lại về đem lại cho chúng ta một
chút tâm tình tri ân tình cha, tình mẹ. Một tình yêu bao la như trời bể mà cha
ông ta vẫn nói rằng:
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”.
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”.
“Biết
thờ song thân”, thờ trong khi sống, thờ sau khi chết, thờ thế nào cho phải đạo
làm con, cho xứng đáng phần nào công lao tảo tần nuôi con của mẹ:
“Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau làm mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”.
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau làm mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”.
Thế nên, nếu so sánh công đức của cha mẹ
như non cao cũng chưa xứng đáng. Tình cha tình mẹ còn vượt xa không gian và
thời gian. Có thể nói tình cha tình mẹ mãi không già luôn tươi trẻ trong cuộc
đời của con. Cha mẹ có thể không để lại cho con gia tài lớn lao hay những công
trình vĩ đại nhưng cha mẹ luôn để lại cho con một tình yêu thương vô ngần dành
cho con. Vì thế mà có ai đó nói rằng:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
Tình cha mẹ thương con là một tình yêu không
biên giới. Một tình yêu vượt qua mọi toan tính vật chất để có thể bảo vệ che
chở đời con. Đó là một tình yêu to lớn đầy hy sinh cho đàn con khôn lớn:
Mây trời lòng lộng không phủ kín công Cha.
Tần tảo xóm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn.
Tần tảo xóm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn.
Lá cây trong rừng dẫu nhiều cũng không
thể sánh bằng công ơn của cha mẹ. Sao trên trời thật khó đếm, nhưng công ơn của
cha mẹ lại càng khó đếm hơn những vì sao:
“Ðố ai đếm được lá rừng,
Ðố ai đếm được mấy từng trời cao
Ðố ai đếm được những vì sao,
Ðố ai đếm được công lao mẫu từ”.
Ðố ai đếm được mấy từng trời cao
Ðố ai đếm được những vì sao,
Ðố ai đếm được công lao mẫu từ”.
Chín
tháng cưu mang, ba năm bú mớm, sinh lực hao mòn, nặng nhọc gánh chịu, làm sao
ta có thể quên được tình mẹ bao la như biển cả ấy:
“Nhớ ơn chín chữ cù lau
Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình”.
Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình”.
Tình ở đây là tình mẹ thương con. Tình
thương ấy thật bao la, bát ngát, nên mỗi khi mẹ cất tiếng ru con thì đời con
thêm tươi sáng:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời”.
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời”.
Vậy, đổi lại sự hy sinh của tình cha tình
mẹ, các ngài cần gì nơi chúng ta? Chắc chắc không phải là tiền bạc, vì tiền bạc
các ngài dành dụm để trao lại cho chúng ta. Chắc chắc đó không phải là danh
vọng, vì tuổi già chẳng còn ham muốn những tham sân si của dòng đời. Các ngài
cần tình yêu của chúng ta qua sự chăm sóc, thăm nom của chúng ta khi các ngài
còn sống. Và khi các ngài đã qua đời, đó chính là lời cầu nguyện của chúng ta
dành cho các ngài.
Người
phụ nữ Nhật trước khi chết chỉ để lại một thông điệp cho con chính là: “Con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”...
Đó chính là thông điệp của tất cả các đấng sinh thành kẻ còn sống cũng như
người đã qua đời đang nói trong con tim mỗi người chúng ta. Chúng ta được sinh
ra trong tình cha tình mẹ, được lớn lên trong tình thương đó và tình thương đó
mãi mãi theo chúng ta trong suốt hành trình cuộc đời. Đó cũng là bổn phận mà
chúng ta phải báo hiếu qua hai chữ yêu thương. Yêu thương thể hiện của lòng
thảo kính vâng phục các ngài. Yêu thương thể hiện qua chữ hiếu luôn phụng dưỡng
cha mẹ lúc tuổi già. Yêu thương thể hiện qua lời cầu nguyện ngày đêm dành cho
những người đã qua đời.
Ước gì mỗi người chúng ta từng được cưu
mang trong tình yêu của cha mẹ thì hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Hãy biết tận
dụng tháng 11 để tích luỹ ơn ích thiêng liêng mà cầu nguyện cho các ngài. Hãy
làm việc bác ái, hy sinh và cầu nguyện giúp các ngài vượt qua cuộc thử thách
trước toà phán xét của Thiên Chúa. Ước gì những hy sinh và lời cầu nguyện chân
thành của chúng ta là lễ vật đẹp nhất để dâng về Thiên Chúa và dâng kính tổ
tiên. Amen.
Lm.Jos Tạ Duy
Tuyền
Một bài viết đầy chất nhân sinh và thật cảm động
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã thăm và chia sẻ. Thăm nhau thường xuyên bạn nhé
Xóa