Ns Trịnh Công Sơn |
Sang nay ngồi nhâm nhi café cùng với người bạn, để tìm
chút yên tĩnh cho lòng lắng lại. Trong không gian trầm lắng của quán, chúng tôi
lặng người suy tư khi nghe ca sỹ Hồng Nhung hát ca khúc “Đóa hoa vô thường” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Tôi rất thích nghe
nhạc Trịnh, tôi không thể nhớ được là mình yêu nhạc Trịnh từ lúc nào, và thường
hay đến quán café này để nghe. Ca khúc “Đóa
hoa vô thường” là một trong những ca khúc tôi thích nhất.
“Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
………
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường ... “
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường ... “
(Đóa
hoa vô thường)
Bất giác người bạn hỏi tôi rằng, tại sao trong các ca
khúc của Trịnh Công Sơn lại có nhiều ca từ về “Chết” như thế. Tôi nghĩ rằng,
với Trịnh Công Sơn “Sinh, lão, bệnh, tử” cũng chỉ là “vô thường” đến và đi của một
kiếp người, nên từ “chết” luôn đi vào lời ca của Trịnh. Với “Đóa
hoa vô thường” Trịnh Công Sơn kể về một tình sử triết lý của chữ “Ái” và “Tâm”.
Tình do tâm ta mà sinh, có khi tình mất
mà tâm còn động vọng, đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi, kết thúc một đời rong chơi. Trịnh Công Sơn xem cuộc
sống này như “vô thường”, vì thế từ “chết” xuất hiện rất nhiều trong các ca
khúc của ông: