Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

CÔ ĐƠN (1)



    Cô đơn là gì? Đây là một câu hỏi làm đau đáu biết bao người, nó cứ mênh mang như một vực thẳm trong lòng người, nhưng cũng có muôn vàn cách hiểu khác nhau về cô đơn và có nhiều loại cô đơn trong lòng mỗi người.
    Có nhiều học giả đưa ra nhiều định nghĩa về cô đơn, nhưng có thể chung quy lại như sau: “Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng”.
      Cô đơn không phải là cách biệt bên ngoài, nhưng là cách biệt trong chính lòng người. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn nữa. Người ta có thể cô đơn vì không đến được với người khác, và vì người khác không muốn đến với mình. Cô đơn nào thì cũng là một hải đảo. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác hờ hững thì cay đắng hơn. Cho đi phần đời của mình mà không được đáp trả nên mới xót xa khôn tả và cay đắng khôn vơi.

Những con đường đẹp ngỡ ngàng trên thế giới



     Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của những con đường khiến khách du lịch ngỡ như đang dạo bước trên thiên đường...

      Đây là những con đường "tràn ngập thiên nhiên" mà bất kỳ du khách nào cũng ước ao được thả bộ, được thư giãn và đắm mình trong bầu không khí trong lành, hòa mình với thiên nhiên....

     1. Đường hoa anh đào ở Đức:


     Không chỉ có Nhật Bản mới nổi tiếng về hoa anh đào mà loài hoa quyến rũ này cũng đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Ở nước Đức, vào mùa xuân, trăm hoa đua nở nhưng có lẽ ấn tượng nhất chính là hoa anh đào.

LÒNG NGƯỜI.......

   Chúng ta cùng suy ngẫm câu chuyện của Trang Tử, chuyện kể rằng:
    Có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
    Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
      Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 7 x 7 = 49 ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
      Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ 3 ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.

Chồng ơi nghe vợ dạy này


     Lang thang trên mạng Internet, MC đọc được bài thơ vui “Chồng ơi nghe vợ dạy này”, xin chia sẻ cùng mọi người để cùng đọc cho vui những ngày cuối tuần.
 
Hôm nay em dặn dò anh
Sáu điều em muốn để anh thuộc lòng
Anh mà chẳng giống em mong
Thì thôi giải tán đừng hòng lân la

Một là anh phải hiền hòa
Sẵn sàng nhận lỗi cho qua mọi điều
Dù sai dù đúng bao nhiêu
Bao giờ lỗi cũng phần nhiều là ta

CHO VÀ NHẬN


   Tôi được đọc một câu chuyện, chuyện kể rằng: 
   Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
     Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
     Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
     Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."