Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

Lục bát chơi chim (thơ vui)



     Được Oriole mời sang nhà để xem Hội thi Chym, mình cũng mang Chym sang để dự thi nhưng không được giải gì, đành đưa Chym về treo dưới gốc Na và gửi đến các bạn bài thơ “Lục bát chơi chim” để các bạn đọc cho vui trong những ngày nghỉ lễ.
       Chúc tất cả các bạn những ngày nghỉ lễ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.



Cũng là chim cảnh cả thôi
Mà sao mẹ vẫn thích chơi chim nhà
Chim trời treo dưới gốc Na
Chim nhà lủng lẳng theo cha đêm ngày
Chim nhà không hót không bay
Đêm đêm nhảy nhót ngất ngây lòng người
Chim nhà nuôi để mẹ chơi
Chim trời nướng chả làm mồi cho cha



Những khi đi công tác xa
Nhờ chim hàng xóm mẹ ta đỡ buồn.




CHỮ NHẪN





Chữ nhẫn là chữ tương vàng
Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu

     Chuyện kể rằng, Tử Trương muốn đi xa, đến chào Đức Khổng Tử và xin lời khuyên. Khổng Tử nói: “Chữ “nhẫn” đứng đầu trăm nết”. Trương Tử hỏi lại: “Làm sao phải nhẫn?” Đức Khổng Tử trả lời: “Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại. Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm. Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến. Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang. Vợ chồng mà nhẫn thì ở được với nhau trọn đời. Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất. Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ”.

10 lợi ích khi lấy được chồng lười (thư giản)



Hình minh họa từ Internet

    1. Ít than phiền:
    Đây là sự thật 100%, bởi bản thân lười nhác nên họ không có lý do để than phiền vợ. Thay vì làm tất tần tật mọi việc gia đình, nếu vợ có ít giặt quần áo hơn hay tuần chỉ dọn dẹp nhà cửa một hai lần, họ cũng không than phiền hay bực bội, vì chính bản thân họ cũng không mấy hứng thú với việc này!

     2. Không quá khắt khe:
     Một người chồng tháo vát thường ôm đồm nhiều việc và bộn rộn cả ngày, hơn một nửa trong số họ là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, dù một vết bụi trên bàn cũng không thể chấp nhận.
     Một người chồng lười, trái lại, thường không quá khắt khe trong việc nhà, và không kén chọn. Ngày nay tìm kiếm người đàn ông thành đạt thì dễ, chứ tìm được người đàn ông không khắt khe mới là khó hơn nhiều.

     3. Biết khoan dung:
    Đàn ông lười tự hài lòng với những gì mình đang có, quan trọng hơn họ rất rộng lượng và dễ khoan dung. Đặc điểm này là do con người họ không quá tháo vát, hoạt bát. Đương nhiên, không thể ngoại trừ trường hợp có người đàn ông chỉ biết khoan dung với bản thân nhưng không hiểu cách vị tha với người khác, đó chỉ là số ít, đặc biệt khi họ đối xử với vợ của mình.

HÃY MỞ LÒNG… (cô đơn 2)



   Có những nỗi cô đơn cách biệt, ngưng đọng, bế tắc, đớn đau, nghe như tâm hồn lịm chết giữa vực sâu cuộc đời, nhưng cũng có những nỗi cô đơn gần gũi, ngọt ngào, dù có “xa mặt nhưng không cách lòng”. Có những nỗi cô đơn thụ động, đành phải chịu vậy, nhưng cũng có những nỗi cô đơn chủ động vì ta muốn tạo một khoảng cách cần thiết cho đời mình. Có khi cô đơn như niềm đau tê tái cần phải loại trừ, nhưng có lúc cô đơn như chén đắng cần phải uống cạn, để có thể chữa lành một vết thương tâm hồn.
      Một người bình thường sẽ chấp nhận những nỗi cô đơn như một thứ gia vị cho cuộc sống, chứ không phải một thứ thuốc độc cần lảng tránh. Nếu biết cách chuyển hóa và thăng hoa cuộc sống mình, thì cô đơn cũng là một thứ cảm xúc thú vị cần trải nghiệm, một khoảng lặng thinh cần thiết cho đời sống nội tâm. Đôi khi, cùng với nỗi buồn, cô đơn là một chất xúc tác tạo nên những điều tốt đẹp và vĩ đại cho cuộc sống.

CÔ ĐƠN (1)



    Cô đơn là gì? Đây là một câu hỏi làm đau đáu biết bao người, nó cứ mênh mang như một vực thẳm trong lòng người, nhưng cũng có muôn vàn cách hiểu khác nhau về cô đơn và có nhiều loại cô đơn trong lòng mỗi người.
    Có nhiều học giả đưa ra nhiều định nghĩa về cô đơn, nhưng có thể chung quy lại như sau: “Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng”.
      Cô đơn không phải là cách biệt bên ngoài, nhưng là cách biệt trong chính lòng người. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn nữa. Người ta có thể cô đơn vì không đến được với người khác, và vì người khác không muốn đến với mình. Cô đơn nào thì cũng là một hải đảo. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác hờ hững thì cay đắng hơn. Cho đi phần đời của mình mà không được đáp trả nên mới xót xa khôn tả và cay đắng khôn vơi.