Hạt giống tâm hồn

Đợi chờ yêu thương trên cây Thánh giá - Đợi xóa sân si dưới bóng Bồ đề
MrCosVn's Blog

YÊU CHO ĐẾN CÙNG (Suy niệm thứ 5 tuần thánh)

    "Ngài đã yêu thương họ
    Và Ngài yêu thương họ đến cùng....."
    Yêu và được yêu là khát vọng của mỗi người. Và con người luôn mải miết kiếm tìm cho mình câu trả lời về tình yêu: Tình yêu là gì? Nhưng giờ đây con người không phải khắc khoải đi tìm nữa, bởi nơi Đức Giêsu là câu trả lời thoả đáng về tình yêu. Và Ngôi lời đến thế gian để loan báo cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa với con người và Thánh Gioan đã khẳng định Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu là mối dây liên kết giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau, qua đó giúp cho mối liên kết được bền chặt trong yêu thương.

     Thánh lễ chiều nay tưởng niệm lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ. Rõ ràng trong thánh lễ này, chúng ta nhận ra tình thương cao vời của Chúa đối với nhân loại, đối với con người và đối với mỗi người. Để diễn tả tình thương vô biên đó, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
      "Yêu cho đến cùng" không phải chỉ có nghĩa là yêu cho đến giây phút cuối cùng mà còn có nghĩa là yêu hết mình. Đức Giêsu đã dùng hết mọi phương thế để biểu lộ tình yêu của Người và của Cha Người cho chúng ta như thế.

SẮC MÀU ĐEN TRẮNG (Suy niệm Tuần Thánh)



Ai cũng bảo tình yêu tươi đẹp ngọt ngào và luôn óng ánh sắc hồng hạnh phúc. Thế nhưng, tình yêu cũng có nhiều cung bậc, đa chiều và lắm sắc màu.
    Tình yêu vốn mang màu trắng tinh tuyền, thanh khiết, yên bình, không vướng bận, không nghĩ suy, không tính toán, chân thành, hết lòng và sống thật tâm.
    Thế nhưng, con người đã làm cho tình yêu bị vẫn đục, méo mó, thô thiển, bởi những màu đen ích kỷ, nhỏ nhen, lợi dụng và dung tục.
     Trong tuần thánh, tin mừng Thánh Gioan giới thiệu hai nhân vật tiêu biểu trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu: một bên là sự sáng thế gian – Đức Giêsu Kitô, và bên kia là Giuđa, hiện thân của bóng tối. Tại vườn Cây Dầu “Sự sáng rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng” (Ga 1,5).

      Sắc đen sự dữ.
     Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đó là đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của lòng người.
     Bộ phim bắt đầu với cảnh Chúa Giêsu đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác. Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Bóng tối của sự dữ phủ kín, bóng đêm của quyền lực Satan bao trùm. Đêm nay, bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay, quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã đồng lõa với Satan để giết hại Con Thiên Chúa. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn, hiu quạnh.

ĐÓN TIẾP




Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá (năm C), chúng ta thấy rằng bước là đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn cho lắm. Đi theo Chúa giữa lúc Ngài được tung hô chúc tụng là điều dễ dàng. Nhưng tiếp tục đi theo Ngài khi Ngài đã bị mọi người bỏ rơi và lên án, điều đó khó hơn nhiều. Tin Mừng không thấy nói đến một ai dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu vào lúc đó, mà chỉ thấy lên tiếng đòi phóng thích cho tên đạo tặc Baraba. Nếu kitô hữu được định nghĩa là người đi theo Chúa Kitô thì chắc chắn chúng ta sẽ có lúc nghiệm thấy nỗi khó khăn khi phải đến nơi mà mình không muốn đến. Con đường bước theo Chúa có lúc vui, lúc buồn. Chúng ta phải có mặt ở trong đám đông hoan hô Chúa khi vào thành và cũng không được vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.

    Tin Mừng hôm nay trình bày Đức Giêsu được dân Do thái đón tiếp vào thành Giêrusalem như một vị Anh hùng, như một vị vua. Tại sao Ngài lại được đón tiếp như thế? Phải chăng Ngài là người sẽ mang lại cho họ tự do và hạnh phúc? Điều gì họ đang mong ước và trông đợi? Nêu ra những vấn nạn đó để mỗi người chúng ta rút ra cho chính bản thân bài học từ nơi Đức Giêsu. Ngài đã được dân chúng tiếp đón vào thành và cũng chính Ngài đang tiến vào thành để đón tiếp, đón nhận cuộc khổ nạn. Dẫu Ngài đã biết trước.

Canh Lá Lằng - Đặc sản quê tôi



Cây Lá Lằng
   Người dân  Xứ Nghệ có mấy ai mà không biết món canh lá Lằng, nhất là dân huyện Quỳnh Lưu (quê Minh Chính), món ăn từng được nếm từ thưở lọt lòng. Đến giờ, lá Lằng đã thành món đặc sản Xứ Nghệ, và có mặt khắp nơi trong nước và cả trên thế giới. Cứ ở đâu có dân Nghệ, ở đó có lá Lằng.

 Vào những ngày hè nắng nóng, gió Lào, ai đã qua vùng Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đều thích gọi một món canh rất độc đáo -  đó là canh lá Lằng. Canh lá Lằng được nấu bằng lá Lằng tươi hoặc phơi khô với tép đồng hoặc con moi (ruốc biển) phơi khô (đặc biệt là con tép đồng phơi khô), thêm 1 ít quả cà chua cỏ (còn gọi là cà kiu) sẽ được 1 loại canh ngon lành, bổ dưỡng và rất độc đáo.

Nhút Thanh Chương - Đặc sản xứ Nghệ


Quả Mít, nguyên liệu để làm Nhút

Thưa các bạn! Trong chuyến đi công tác vừa qua, Minh Chính tranh thủ chút ít thời gian để tìm hiểu và viết bài giới thiệu về một món ăn đặc sản xứ Nghệ, được xem như là “Kim Chi xứ Nghệ” – Đó là Nhút Thanh Chương (quê hương của Chị Cúc Nguyễn - hoavang5x.blogspot.com). Minh Chính xin trân trọn giới thiệu để mọi người hiểu thêm một chút văn hóa ẩm thực và đặc sản quê hương xứ Nghệ (và đây cũng là bài viết tặng chị Cúc Nguyễn, chị Nắng, những  người con xa quê). Trân trọng cảm ơn.
      Khi nói đến các món ăn xứ Nghệ người ta không thể không nói đến nhút Thanh Chương. Thành ngữ có câu: "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" là để nói lên hai món ăn đặc sắc xứ Nghệ. Món ăn dân dã ấy thường không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây và đã trở thành “đặc sản”, “thương hiệu” mà bất cứ vị khách nào từng thưởng thức qua cũng vấn vương mãi…
     Ngày trước, miền quê nghèo gió Lào cát trắng, cỗi cằn đá sỏi Thanh Chương cơm gạo nhà nào ăn cũng không đủ no, phải độn ngô, độn sắn mà vẫn thiếu, vẫn đói. Thế là người dân đã luộc mít - thứ quả nhà nào cũng sẵn có, chấm với Chẹo - một thức chấm rất độc đáo của người Nghệ, để ăn thay cơm.